Tàu corvette hiện đại Tàu_corvette

Tàu corvette Magdeburg của Hải quân ĐứcTập tin:Milgem1.jpgCông việc chế tạo F-511 TCG Heybeliada, chiếc dẫn đầu trong số 12 tàu corvette thuộc lớp Milgem của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ Tàu corvette ARA Gomez Roca (P-46) thuộc lớp Espora của Argentine

Hải quân hiện đại của các nước bắt đầu từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có xu hướng chế tạo những hạm tàu nổi nhỏ hơn có khả năng cơ động lớn hơn. Tàu corvette có trọng lượng rẽ nước từ 550 đến 2.800 tấn và dài 55–100 m (180–330 ft). Chúng thường được trang bị pháo cỡ trung và cỡ nhỏ, tên lửa đất-đối-đất và đất-đối-không cùng vũ khí chống tàu ngầm dưới mặt nước. Nhiều chiếc có khả năng mang theo một máy bay trực thăng chống tàu ngầm cỡ trung và cỡ nhỏ.

Các lớp tàu corvette hiện nay

Hải quân nhiều nước hiện đang sử dụng tàu corvette; trong đó bao gồm Thụy Điển, Pakistan, Đức, Đan Mạch, Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Rumani, Bulgari, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brasil, Hy LạpNga. Những nước tiếp giáp với các biển nhỏ như là biển Baltic hay vịnh Ba Tư có khuynh hướng đóng những tàu corvette nhỏ hơn và cơ động hơn.

Có lẽ chiếc tàu corvette tiên tiến nhất hiện đang được sử dụng là lớp Visby của Hải quân Thụy Điển. Nó là chiếc tàu chiến hoạt động đầu tiên được áp dụng rộng rãi kỹ thuật tàng hình.

Hoa Kỳ đang phát triển tàu chiến đấu ven biển (Littoral combat ship), vốn rất giống tàu corvette, nhưng có lườn tàu lớn hơn cho phép bố trí các modun nhiệm vụ, cho phép chúng thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây được giao cho những lớp tàu chuyên biệt như tàu quét mìn hoặc lớp frigate Oliver Hazard Perry chống tàu ngầm.

Lớp corvette mới Braunschweig của Đức được thiết kế để bổ sung cho những tàu tấn công nhanh, có tích hợp kỹ thuật tàng hình và các khả năng tấn công trên bộ.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chế tạo chiếc đầu tiên trong số 12 tàu corvette tàng hình thuộc lớp Milgem vào tháng 7 năm 2005. Chiếc dẫn đầu, TCG Heybeliada, được dự tính bắt đầu chạy thử máy vào tháng 10 năm 2010. Khái niệm thiết kế và nhiệm vụ dành cho Milgem tương tự như LCS-1 (tàu chiến đấu ven biển) của Hoa Kỳ. Tám chiếc đầu tiên của lớp Milgem được xếp loại như những corvette, trong khi bốn chiếc sau cùng sẽ được gọi là lớp F-100 và được phân loại như những tàu frigate. Lớp F-100 sẽ có kích cỡ hơi lớn hơn và được trang bị tên lửa phóng thẳng đứng Mk.41 VLSESSM, cùng các hệ thống bổ sung khác để cải thiện các khả năng đa nhiệm.

Hải quân Hy Lạp phân loại lớp tàu này là tàu tấn công tên lửa nhanh. Một kiểu tương tự là lớp Kilic của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, được Lürssen Werft, nhà thiết kế người Đức của con tàu, xếp loại là tàu corvette.

Hải quân Indonesia được trang bị những chiếc corvette tự thiết kế tên gọi 104 M vào năm 2008. Chúng có thể được trang bị tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc, vốn đã được trang bị trên các tàu tuần tra lớp FPB 57 tự chế tạo.